Tổng hợp những kiến thức cần biết về vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày

nhathuocvienquany.com

Tổng hợp những kiến thức cần biết về vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày


Nhiều người đi khám và được các bác sĩ chẩn đoán là dương tính với vi khuẩn HP rồi được các bác sĩ cho kê đơn về uống. Trong số người mắc bệnh vẫn chưa hiểu hết về loại vi khuẩn này cũng như những tác hại mà nó gây nên đối với sức khỏe của mọi người.Vậy vi khuẩn HP là gì? Vi khuẩn HP dạ dày là gì hay vi khuẩn HP dương tính có nghĩa là như thế nào? Để hiểu rõ về loại vi khuẩn gây hại cho dạ dày thì mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!
 

Vi khuẩn HP là gì?

Tổng hợp những kiến thức cần biết về vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày
Vi khuẩn HP là gì?
 
Vi khuẩn HP với tên khoa học là Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn được phát hiện bởi Robin Warren và Barry Marshall vào năm 1982. Là một loại vi khuẩn xuất hiện nhiều ở trong niêm mạc dạ dày và là nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày.
 
Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn duy nhất có khả năng tồn tại ở trong môi trường axit đậm đặc của dạ dày. Chúng sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản sinh ra một chất gây phá hủy niêm mạc dạ dày, làm tổn thương và từ đó trở thành viêm loét dạ dày.
 
Vi khuẩn HP dương tính có nghĩa là bạn đã có vi khuẩn HP ở trong dạ dày. Vậy làm thế nào thì mới biết được bản thân có dương tính với vi khuẩn HP hay không? Muốn biết được điều này thì cần phải làm các xét nghiệm vi khuẩn HP trong dạ dày như nội soi, kiểm tra mô bệnh học, test nhanh ure, test thở UBT, test phân, xét nghiệm máu. Đối với mỗi loại xét nghiệm thì sẽ có những tiêu chuẩn đánh giá và độ chính xác là khác nhau.
 
Tuy nhiên, trong tất cả các xét nghiệm thì xét nghiệm máu cho kết quả thiếu chính xác nhất bởi dù đã tiêu diệt được vi khuẩn HP hoàn toàn nhưng vẫn còn kháng thể kháng vi khuẩn HP vẫn còn lưu hành ở trong máu trong một thời gian dài nên việc xét nghiệm máu ít được sử dụng để xét nghiệm vi khuẩn HP dương tính.

>> Bệnh nhân nhiễm khuẩn HP nên dùng loại Nano Curcumin nào ?

 

 

 GỬI THÔNG TIN ĐỂ NHẬN TƯ VẤN.

 

Vi khuẩn HP ở trẻ em

Tổng hợp những kiến thức cần biết về vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày
Vi khuẩn HP ở trẻ em
 
Tình trạng trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP ngày càng phổ biến hơn đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có thể kể đến như nước ta là bởi điều kiện sống, những khả năng và hiểu biết về vi khuẩn HP đang còn rất hạn chế.
 
Việc vi khuẩn HP ở trẻ em là bởi sự lây nhiễm chủ yếu ở trong gia đinh, các nghiên cứu đã cho thấy nếu cha mẹ hoặc người chăm sóc bị nhiễm vi khuẩn HP thì rất dễ lây sang cho các bé.
 
Trước đây thì những trẻ em ở độ tuổi dưới 5 tuổi thì rất ít khi bị bệnh do vi khuẩn HP gây ra, à bởi vi khuẩn HP thường cần phải có thời gian xâm nhiễm lâu ở trong dạ dày trước khi gây bệnh, hoặc là do cơ địa lóp nhẩy dày, niêm mạc dạ dày của trẻ nhỏ khác so với người lớn nên vi khuẩn HP khó gây bệnh hơn.
 
Khi trẻ nhỏ bị nhiễm vi khuẩn HP thì có thể gây nên một số bệnh dạ dày cho rể như là viêm dạ dày tá tráng, loét dạ dày tá tràng, nặng hơn là xuất huyết tiêu hóa và ung thư dạ dày thì rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ.
 
Việc điều trị vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ thường rất khó khăn, lúc này các bác sĩ cần phải cân nhắc có nên điều trị vi khuẩn HP không, hay chỉ cần điều trị triệu chứng. Bởi việc điều trị HP cần phải sử dụng kháng sinh kéo dài có thể gây nên tác hại đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Do đó có thể thấy việc điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em đang còn rất nhiều thách thức đối với các bác sĩ.
 
Do vậy, để tránh tình trạng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em thì bố mẹ hoặc người chăm sóc các bé cần phải nắm vững những kiến thức về căn bệnh từ đó có cách phòng chống hiệu quả nhất.


Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP

Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP ở người lớn

 
Tổng hợp những kiến thức cần biết về vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày
Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP
 
Thông thường thì những người nhiễm khuẩn HP sẽ không có triệu chứng nào. Đến khi mà phát hiện được vi khuẩn HP trong dạ dày thì lúc này người bệnh đã bị các bệnh về viêm loét dạ dày tá tràng và dẫn tới tình trạng bị đau bụng âm ỉ khó chịu.
 
Một số dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP ở người lớn mà hay gặp như sẽ cảm thấy đau và bỏng rát ở phần bụng trên. Đặc biệt khi đói bụng thì người bệnh sẽ thấy cơn đau tăng lên. Người bệnh sẽ có triệu chứng là buồn nôn và nôn khan vào buổi sáng khi thức dậy.
 
Thêm vào đó là người bệnh sẽ có dấu hiệu ợ nhiều, cảm thấy chán ăn, đầy bụng khó tiêu và gây nên cảm giác cực kì khó chịu. Sút cân không rõ nguyên nhân và bị thiếu máu, thiếu sắt bất thường.
 

Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em

 
Ở trẻ em thì dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn HP thường khó hơn nhiều so với người lớn và đặc biệt nó cũng không có dấu hiệu đặc trưng. Vi khuẩn HP ở trẻ em cũng gây nên những bệnh dạ dày như ở người lớn trừ ung thư dạ dày.
 
Đối với trẻ em thì những vấn đề thường gặp nhất là u niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng….với dấu hiệu khá riêng biệt so với người lớn.
 
Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em thường là đau quanh vùng rốn, các bé sẽ cảm thấy đau vùng thượng vị nằm ở giữa rốn và xương ức. Một số trường hợp các bé có những biểu hiện như ợ chua, đối với những trẻ bị loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra thì sẽ có biểu hiện nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen.
 
Và một số trường hợp các bé sẽ không có những dấu hiệu nào đặc biệt mà chỉ có biểu hiện xanh xao, mệt mỏi, thiếu máu không rõ nguyên nhân.
 

Vi khuẩn HP dạ dày có lây không?

Tổng hợp những kiến thức cần biết về vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày
Vi khuẩn HP lây qua đường nào?
 
Vi khuẩn HP như đã nói là một loại vi khuẩn rất phổ biến ở trong niêm mạc dạ dày, đồng thời nó cũng có nhiều ở trong nước bọt, trong mảng cao răng nên nó có thể lây từ người bệnh sang người khác.
 
Như vậy trả lời cho thắc mắc vi khuẩn HP dạ dày có lây không? Có thể khẳng định vi khuẩn HP có lây và tỷ lệ lây nhiễm là khá cao. Vi khuẩn HP lây như thế nào? Đó chính là thói quen ăn chung như ăn chung nước chấm, dùng đũa gắp thức ăn cho người khác, dùng chung rượu…
 
Theo các nghiên cứu thì tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP ngày càng cao, tình trạng này là bởi chúng được lây nhiễm qua rất nhiều con đường khác nhau. Vậy vi khuẩn HP lây qua đường nào? Say đây là những con đường mà rất dễ bị lây nhiễm HP mà bạn cần phải hết sức lưu ý:
 

Lây qua đường miệng – miệng

 
Đây chính là con đường lây nhiễm vi khuẩn HP khá phổ biến bởi vi khuẩn HP được tìm thấy ở trong khoang miệng, nước bọt, cao răng của người bệnh. Do vậy, nó có thể lây từ người này qua người khác thông qua việc dùng chung các đồ vệ sinh cá nhân, răng miêng, dùng chung bát nước chấm, bát, đũa, hôn trực tiếp, mẹ nhai cơm cho con.
 
Đặc biệt là trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP có thể lây cho nhau qua đường này vì chúng thường có thói quen ăn chung với nhau.
 

Lây qua đường phân – miệng

 
Khi một người bị nhiễm vi khuẩn HP thì trong phân của người đó cũng sẽ có vi khuẩn HP nên cũng có thể lây nhiễm nếu như không vệ sinh tay sạch sẽ trước đi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.
 
Ngoài ra, cũng có thể lây qua đường trung gian như các loại côn trùng như ruồi, chuột, gián…nếu thức ăn không được che đậy kỹ càng.
 

Lây qua đường dạ dày – miệng

 
Con đường lây nhiễm này thường chiếm một tỷ lệ thấp nhưng vẫn có thể xảy ra nếu như mọi người vệ sinh không tốt. Khi người bị nhiễm vi khuẩn HP thì thường có biểu hiện là ợ chua, nôn…từ đó vô tình đưa vi khuẩn HP ra ngoài.
 
Nếu lúc này không có những biện pháp vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ bị nhiễm vi khuẩn HP do người bệnh đưa từ dạ dày ra môi trường bên ngoài.
 

Lây qua đường dạ dày – dạ dày

 
Con đường lây nhiễm này xảy ra khi người bệnh đi nội soi tại các cơ sở y tế, do việ vệ sinh đầu dò nội soi không được sạch, dẫn tới tình trạng vi khuẩn HP vẫn còn ở trên đó và lây sang cho người bình thường khi nội soi cho họ.
 
Tình trạng lây nhiễm này cũng thường xảy ra vì hiện nay vệ sinh ở các cơ sở y tế nhiều nơi không đảm bảo vệ sinh.
 
Như vậy, bạn đã có thêm những kiến thức về những con đường lây nhiễm vi khuẩn HP. Từ đó, hãy vệ sinh sạch sẽ cũng như có những biện pháp để phòng chống việc lây nhiễm vi khuẩn HP.
 
Bạn có thể chủ động phòng ngừa cho bản thân và gia đình khỏi nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn HP thông qua các cách sau:
 
Tổng hợp những kiến thức cần biết về vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày
Phòng ngừa vi khuẩn HP
 
+ Không sử dụng chung các đồ vệ sinh cá nhân, các dụng cụ ăn uống trong gia đình như bát nước chấm, gắp thức ăn cho nhau.
 
+ Khi đi ăn ngoài thì cần phải hết sức cẩn thận bởi việc vệ sinh rửa bát chén, đũa ở những quán xá đặc biệt là quán ven đường thường không hợp về sinh.
 
+ Cần phải nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là cách tốt nhất để phòng lây nhiễm vi khuẩn HP.
 
+ Giữ vệ sinh nơi ở bạn một cách sạch sẽ, nên diệt ruồi muỗi, rửa bát đũa sạch sẽ và nên tráng nước sôi vào các dụng cụ ăn uống dùng chung trong gia đình.
 
+ Hãy bỏ thói quen hôn trẻ, cũng như thói quen nhai cơm rồi mớm cho trẻ vì rất dễ lây nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ.
 
+ Cần phải tránh thói quen chọc ngoáy thức ăn bằng đũa của mình, khi nuôi chó mèo trong gia đình cần phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vì đây là nguồn lây nhiễm vi khuẩn HP.
 
+ Không ăn hoặc hạn chế những thức ăn sống như gỏi, rau sống, những loại thức ăn lên men như mắm tôm, mắm ruốc cũng cần phải hạn chế vì loại thực phẩm này rất dễ bị nhiễm khuẩn HP.
 

Vi khuẩn HP trong dạ dày có nguy hiểm không?

Hiện nay, thì tỷ lệ mắc các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng…ngày càng tăng cao ở nước ta và thủ phạm chính gây nên căn bệnh này chính là do nhiễm khuẩn HP.
 
Theo như những nghiên cứu đã theo dõi trong nhiều năm của các nhà khoa học cho thấy, việc loại bỏ được vi khuẩn HP trong dạ dày giúp giảm tới 40% nguy cơ mắc ung thư dạ dày và các bệnh về dạ dày như viêm dạ dày – tá tràng, loét dạ dày – tá tràng.
 
Tổng hợp những kiến thức cần biết về vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày
Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
 
Như vậy, trả lời cho câu hỏi vi khuẩn HP trong dạ dày có nguy hiểm không thì có thể thấy vi khuẩn HP đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị sớm thì có thể phải đối mặt với những triệu chứng cũng như các biến chứng nguy hiểm đối với tính mạng của người bệnh.
 

Sau đây là những tác hại mà vi khuẩn HP có thể gây ra đối với người bệnh:

 
Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính: Khi vi khuẩn HP mới xâm nhập vào cơ thể thì ban đầu sẽ gây tình trạng kích thích và khiến cho vùng niêm mạc bị xung huyết. Lúc này thì thường người bệnh sẽ ít có triệu chứng, một số ít sẽ cảm thây đầy bụng, buồn nôn, chán ăn.
 
Viêm niêm mạc dạ dày mạn tính: Đây là giai đoạn sau của viêm niêm mạc dạ dày cấp tính, bởi khi vi khuẩn HP không được phát hiện và có hướng xử lý thì chúng ở lâu ngày và gây nên tình trạng viêm mạn tính.
 
Loét dạ dày tá tràng: Khi vi khuẩn ở trong dạ dày của người bệnh sẽ làm tổn thương lớp nhầy bảo vệ dạ dày từ đó làm cho axit tấn công vùng niêm mạc và gây tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.
 
Loét dạ dày tá tràng có thể gây nên biến chứng chảy máu và hiện tượng chảy máu này có thể xuất hiện tái phát nhiều lần.
 
Thủng dạ dày: Đây chính là tình trạng xảy ra khi sau khi loét dạ dày không được điều trị thì sẽ gây nên hiện tượng thủng dạ dày.
 
Ung thư dạ dày: Là căn bệnh nặng nhất do vi khuẩn HP gây ra. Bệnh đe dọa tới tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời.
 
Vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày là bởi khi bị nhiễm vi khuẩn thì sẽ gây nên tình trạng viêm mạn tính, lâu ngày sẽ gây giảm hoặc mất các tuyến của dạ dày thay vào đó là các tổ chức xơ, niêm mạc dạ dày bị thay bởi biểu mô niêm mạc ruột. Chính những tình tragnj này sẽ làm xuất hiện ung thư dạ dày.
 
Như vậy có thể thấy vi khuẩn HP là rất nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. Tiêu diệt được vi khuẩn HP sẽ làm giảm được nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
 

Xét nghiệm vi khuẩn HP

Tổng hợp những kiến thức cần biết về vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày
Xét nghiệm vi khuẩn HP
 
Việc xét nghiệm phát hiện vi khuẩn HP là rất cần thiết đối với người bệnh vì từ đó người bệnh sẽ có hướng điều trị thích hợp. Vậy xét nghiệm vi khuẩn HP bằng cách nào và ở đâu là tốt?
 
Hiện nay thì để phát hiện có nhiễm vi khuẩn HP hay không thì khi đến các cơ sở y tế bạn sẽ được làm một trong các xét nghiệm như nội soi, test thở, xét nghiệm phân và xét nghiệm máu.
 
Vậy xét nghiệm vi khuẩn HP ở đâu là uy tín và giúp phát hiện chính xác bệnh nhất?
 

Xét nghiệm vi khuẩn HP ở đâu

Địa chỉ xét nghiệm vi khuẩn HP ở Hà nội

 
+ Bệnh viện Bạch Mai – Khoa tiêu hóa: Đây là nơi được trang bị thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ các bác sĩ và nhân viên y tế có chuyên môn cao. Chi phí khám và điều trị cũng tương đối phù hợp với người bệnh.
 
Địa chỉ bệnh viện: Số 78 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
 
+ Bệnh viện Việt Đức – Khoa phẫu thuật tiêu hóa: Là nơi có hệ thống phòng khám chuyên khoa làm việc tất cả các ngày trong tuần nên người bệnh dễ sắp xếp được thời gian khám và điều trị. Cùng với đó là đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm.
 
Địa chỉ bệnh viện: Số 40 đường Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
 
+ Bệnh viện Nhi Trung Ương – Khoa tiêu hóa: Đây là một trong những địa chỉ thăm khám và điều trị các vấn đề sức khỏe của trẻ. Tại đây chuyên về điều trị cho trẻ với đội ngũ chuyên gia các bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng với trạng thiết bị hiện đại.
 
Địa chỉ bệnh viện: Số 18/879 La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
 
+ Bệnh viện E – Trung tâm Tiêu hóa: Là bệnh viện được trang bị thiết bị hiện đại phục vụ cho chẩn đoán và điều trị các bệnh về tiêu hóa đặc biệt là chấn đoán điều trị chuyên sâu vi khuẩn HP dạ dày.
 
Địa chỉ bệnh viện: 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội.
 

Địa chỉ xét nghiệm vi khuẩn HP ở TP. Hồ Chí Minh

 
+ Bệnh viện Chợ Rẫy: Là bệnh viện tuyến đầu tại khu vực phía nam nổi tiếng về thăm khám các bệnh về đường tiêu hóa, nên được nhiều người lựa chọn để xét nghiệm vi khuẩn HP.
 
Địa chỉ bệnh viện: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Tp. Hồ Chí Minh.
 
+ Bệnh viện Nhân Dân 115: Là bệnh viện được trang bị thiết bị hiện đại, chi phí khám chữa hợp lý. Nhưng tình trạng thường quá tải nên nếu muốn xét nghiệm vi khuẩn HP cần phải lên kế hoạch trước
 
Địa chỉ bệnh viện: Số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp. HCM.
 
+ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định: Là bệnh viện thường tiếp nhận thăm khám cho nhiều bệnh lý trong đó có bệnh về tiêu hóa. Đội ngũ y bác sĩ tâm huyết và rất giàu kinh nghiệm khám chữa bệnh.
 
Địa chỉ bệnh viện: Số 1 Nơ Trang Long, Phường 12, TP.HCM
 

Xét nghiệm HP sống được bao lâu

Tổng hợp những kiến thức cần biết về vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày
Xét nghiệm HP sống được bao lâu?
 
Cũng tương tự như nhiều loại vi khuẩn khác thì vi khuẩn HP cũng sẽ tồn tại được ở môi trường bên ngoài cơ thể trong một thời gian nhất định. Loại vi khuẩn này thoát ra được khỏi cơ thể thông qua 2 con đường chính là theo phân và nước bọt.
 
Vậy xét nghiệm vi khuẩn HP sống được bao lâu khi ở môi trường bên ngoài cơ thể?
 
Vi khuẩn HP sống được bao lâu trong không khí
 
Ở trong môi trường không khí, vi khuẩn HP có thể sống được một thời gian nhất định. Vì nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm không khí bên ngoài như thế nào. Nhưng thông thường thì chúng có thể tồn tại trong không khí từ 1-4 giờ đồng hồ.
 
Nếu như vi khuẩn HP thoát ra môi trường ngoài cơ thể mà có thể bám vào được thức ăn, nguồn nước…thì chúng có thể kéo dài thời gian sống hơn đồng thời cũng dễ khiến tới tình trạng bị lây nhiễm vi khuẩn HP trong cộng đồng hơn.
 
Vi khuẩn HP sống được bao lâu trong môi trường nước
 
Thời gian sống của vi khuẩn HP ở trong môi trường nước cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ nước, hình dạng của khuẩn. Nếu ở dạng xoắn khuẩn thì vi khuẩn HP chỉ thường tồn tại khoảng vài giờ, còn ở dạng khuẩn cầu thì chúng có thể tồn tại khá lâu đôi khi là đến tận 1 năm trong các ao hồ, kênh rạch.
 
Do vậy, nếu sống ở môi trường nguồn nước không đảm bảo thì rất dễ nhiễm phải vi khuẩn HP. Đó chính là lý do vì sao mà ở những nơi không đảm bảo thì lượng người nhiễm phải vi khuẩn HP lại cao như vậy.
 

Điều trị vi khuẩn HP

Có thể thấy vi khuẩn HP là loại virus gây nên rất nhiều nguy hiểm tới sức khỏe của con người đồng thời nó cũng tồn tại rất lâu nên việc điều trị loại vi khuẩn này là tương đối khó.
 
Vi khuẩn HP có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào và việc lây nhiễm cũng rất dễ, do đó lượng người mắc vi khuẩn HP ngày càng tăng cao. Khiến nhiều người cảm thấy rất lo lắng, liệu vi khuẩn HP có diệt được không? Vi khuẩn HP có chữa được không?
 

Vi khuẩn HP có diệt được không?

Tổng hợp những kiến thức cần biết về vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày
Vi khuẩn HP có diệt được không?
 
Mặc dù đây là một loại vi khuẩn gây hại và rất cứng đầu nhưng tin vui là có thể tiêu diệt được chúng nếu như người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của các bác sĩ đưa ra.
 
Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp thường kết hợp 2 loại kháng sinh với một loại thuốc ức chế axit dạ dày. Trong đó thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP, còn thuốc giảm tiết axit có tác dụng hỗ trợ giúp cho vết loét, vết thương nhanh chóng lành lại hơn, đồng thời nó giúp giảm viêm dạ dày.
 
Khi điều trị vi khuẩn HP cần phải lưu ý một số điều như kiểm tra độ kháng thuốc của vi khuẩn trong phác đồ trị bệnh thường xuyên nhằm loại bỏ thay thế thuốc phù hợp tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn HP dạ dày.
 
Người bệnh cần phải dùng phác đồ kháng sinh một cách đều đặn, đúng thời gian và liều lượng để có thể tiêu diết vi khuẩn HP hiệu quả.
 
Cùng với đó là cần phải kiểm tra thường xuyên tốc độ phát triển của vi khuẩn HP để có thể bổ sung lượng kháng sinh phù hợp.
 
Vậy việc điều trị vi khuẩn HP bao lâu là sẽ tiêu diệt được hết?
 

Điều trị vi khuẩn HP bao lâu?

Tổng hợp những kiến thức cần biết về vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày
Điều trị vi khuẩn HP trong bao lâu?
 
Để có thể xác định được thời gian điều trị vi khuẩn HP bao lâu thì rất khó vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nươi mà bạn điều trị cũng như tình trạng hiện nay của bạn là như thế nào.
 
Rất khó có thể xác định được chính xác thời gian điều trị vi khuẩn HP cho tất cả mọi người. Thông thường cần phải căn cứ vào hình ảnh nội soi từ đó sẽ có phác đồ điều trị và sẽ có lượng kháng sinh mà bạn phải uống.
 
Phác đồ điều trị mà càng nhanh thì lượng kháng sinh dùng sẽ càng nhiều từ đó sẽ kéo theo nguy cơ bị ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc nhiều hơn. Thông thường 1 chu kỳ điều trị sẽ kéo dài từ 15-30 ngày. Sau mỗi chu kì sẽ đi khám lại, nếu vẫn âm tính thì lại tiếp tục 1 chu kỳ nữa.
 
Như vậy, có thể thấy thời gian điều trị vi khuẩn HP là thường kéo dài, đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì, sử dụng đúng theo sự hướng dẫn cảu các bác sĩ, tránh tình trảng bỏ thuốc nửa chừng hoặc đổi thuốc lung tung.
 
Không tuân thủ theo phác đồ điều trị sẽ khiến cho việc điều trị vi khuẩn HP thất bại đồng thời dễ làm cho vi khuẩn kháng thuốc, từ đó việc điều trị sẽ khó lại càng thêm khó.
 
Như vậy, có thể thấy thời gian điều trị vi khuẩn HP phụ thuộc vào nhiều yếu tố và không thể kết luận chính xác được thời gian điều trị khỏi.
 
Người bệnh cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị và sự chỉ dẫn của các bác sĩ. Bên cạnh sử dụng thuốc thì một chế độ sinh hoạt, làm việc nghỉ ngơi phù hợp và một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp ích cho việc điều trị nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều.
 
Chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò khá quan trọng đối với việc điều trị vi khuẩn HP. Vậy nhiễm vi khuẩn HP nên ăn gì là tốt nhất?
 

Nhiễm vi khuẩn HP nên ăn gì?

Sau đây là một số thực phẩm mà người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP nên ăn
 

Probiotics

 
Tổng hợp những kiến thức cần biết về vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày
Nhiễm vi khuẩn HP nên ăn Probiotics
 
Việc sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP thông thường sẽ giết luôn những vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. Do đó các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chúng ta nên sử dụng kháng sinh để điều trị vi khuẩn HP đồng thời dùng probiotics sẽ có khả năng tiêu diệt tốt hơn và giúp ít gây ra tác dụng phụ.
 

Súp lơ xanh

 
Súp lơ xanh có chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa cao đồng thời giúp giải độc hiệu quả có tên là suforaphane. Theo như những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng chất này có thể giúp chống lại vi khuẩn HP và viêm dạ dày đồng thời giúp bảo vệ chống lại những tổn thương đường tiêu hóa.
 

Trà xanh

 
Đây là thức uống phổ biến ở nước ta, có thể uống nóng hay lạnh đều được. Uống trà xanh giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP nên người bị nhiễm vi khuẩn HP nên sử dụng trà xanh là rất tốt.
 
Trà xanh là chất ngăn ngừa cũng như điều trị viêm dạ dày do HP gây ra, tác dụng tuyệt vời này là hờ trong trà xanh có chat skhangs khuẩn mạnh mẽ chống lại được vi khuẩn HP.
 

Tỏi

 
Tỏi là một loại gia vị thường được sử dụng trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Đây là một loại gia vị có chất chống viêm tự nhiên thậm chí là có tính chất kháng sinh tự nhiên. Tỏi nấu chín hay ăn sống đều có thể diệt được vi khuẩn HP.
 
Do đó, hàng ngày nên ăn khoảng 3g tỏi thì sẽ giúp điều trị vi khuẩn HP rất đáng kể. Người bị nhiễm vi khuẩn HP nên đặc biệt lưu ý đến loại gia vị này.
 

Việt quất

 
Đây là loại quả giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP nên rất tốt cho người bị nhiễm vi khuẩn HP đang trong quá trình điều trị.
 
Nước ép việt quất theo như các nghiên cứu ở Israel thì có thể tăng cường khả năng kháng sinh và làm sạch vi khuẩn HP từ những người bệnh nhân bị nhiễm bệnh.
 

Nghệ

 
Tổng hợp những kiến thức cần biết về vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày
Nhiễm vi khuẩn HP nên ăn nghệ
 
Nghệ là loại gia vị quá đỗi quen thuộc đối với chúng ta, cả nghệ đen và nghệ vàng đều rất tốt cho người bị nhiễm vi khuẩn HP vì chúng có thể chống lại vi khuẩn HP. Thông thường để tăng hiệu quả hơn thì sẽ thường kết hợp nghệ với mật ong.
 
Nghệ có thể đẩy lùi được vi khuẩn HP là bởi trong thành phần của nó có chứa tinh chất curcumin có khả năng tăng tiết dịch vị dạ dày, đồng thời chất methanol trong nghệ giúp ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn HP trong ruột.
 
Do vậy, người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP nên sử dụng nghệ kết hợp với mật ong hàng ngày để hỗ trợ cho việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.
 
Bên cạnh những thực phẩm mà người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP thì sẽ có những thực phẩm mà người bệnh nên hạn chế hoặc kiêng sử dụng để tránh những triệu chứng sẽ ngày càng nặng hơn.
 
+ Người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, những thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh, những thực phẩm đóng hộp…Bởi khi sử dụng những thực phẩm này sẽ khiến cho người bệnh bị rơi vào tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
 
+ Những thực phẩm có chứa nhiều axit như các loại hoa quả cam, quýt, chanh, xoài, me….cần phải kiêng sử dụng đối với người bị nhiễm vi khuẩn HP. Bởi khi sử dụng những loại thực phẩm này thì sẽ tác động làm cho các triệu chứng càng nặng hơn, đặc biệt dễ gây nên tình trạng viem loét niêm mạc dạ dày.
 
+ Những người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP đặc biệt cần phải kiêng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…bởi đây là những chất có hại không chỉ đối với dạ dày mà còn rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
 
+ Hạn chế sử dụng các loại gia vị cay nóng, hoặc những món ăn quá nóng, quá cay vì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dạ dày, từ đó khiến cho việc điều trị vi khuẩn HP ngày càng khó khăn.
 
Như vậy, qua bài viết này các bạn đã có cái nhìn đúng hơn về loại vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày này. Cũng như ảnh hưởng của nó gây ra đối với sức khỏe của người bị nhiễm loại vi khuẩn này.
 
Do vậy việc phòng tránh vi khuẩn HP là rất cần thiết, mọi người cần phải giữ gìn vệ sinh mội trường, vệ sinh an toàn là điều yếu tố rất cần thiết trong việc phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP.
 
Đồng thời, đối với người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP thì cần phải được phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh cũng cần phải nghe hoàn toàn theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ thì việc điều trị mới đem lại hiệu quả cao.
 
Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh về dạ dày. Vì vậy hãy bảo vệ sức khỏe của bạn một cách tốt nhất khỏi những tác nhân gây hại nhé!
 
Mọi thắc mắc, bạn đọc vui lòng để lại số điện thoại để được các chuyên gia tư vấn hỗ trợ nhanh nhất!
 

TỔNG QUAN bao quát thông tin về căn bệnh đau dạ dày bạn nên biết

TAGnhững điều cần biết bệnh dạ dàyvi khuẩn hpnhiễm vi khuẩn hp ở trẻdấu hiệu nhiễm vi khuẩn hpđau dạ dày nhiễm hpnano curcumin hp

NHÀ THUỐC VIỆN QUÂN Y


Địa chỉ GD: Cổng viện 103, Phùng Hưng, Hà Đông, HN
Hotline  0988 77 1616
Email: sale.vienquany@gmail.com
Website: www.nhathuocvienquany.com
   
Text:Nhà Thuốc Viện Quân Y | Sản Phẩm HVQY
scroll